Kế toán bán hàng là một trong số những công việc mà các bạn sinh viên kế toán mới ra trường vẫn hay lựa chọn, vậy làm kế toán bán hàng có khó không, mức lương của kế toán bán hàng có khó không, mời các bạn cùng nhau tìm hiểu thông qua bài viết sau đây
Trong nền kinh tế hiện đại các sinh viên ra trường có rất nhiều cơ hội để tìm được những việc làm phù hợp với ngành mình học một cách dễ dàng. Các đơn vị, công ty tuyển dụng cũng có những chức vụ, nghề nghiệp chuyên môn cụ thể hóa từng bộ phận để doanh nghiepj hoạt động hiệu quả hơn, từ đó các vị trí được tuyển dụng cũng trở nên chuyên môn hơn. Có nhiều công việc phù hợp với sinh viên mới ra trường vì nó khá đơn giản và không đòi hỏi kinh nghiệm quá nhiều. Đối với các bạn sinh viên học khoa kế toán, kế toán bán hàng chính là một công việc như vậy.
Để nói làm kế toán bán hàng có khó không thì không hẳn là khó nhưng cũng không phải là dễ, không cần bạn phải có kinh nghiệp mới có thể làm được công việc này. Nhưng đây cũng là một công việc không kém phần quan trọng, đối với những bạn sinh viên, công việc này có thể giúp bạn tích lũy kinh nghiệp để có thể ứng tuyển vào các công việc có độ khó cao hơn.
Vị trí kế toán bán hàng, mới nghe có nhiều bạn vẫn chưa định hình được việc kế toán bán hàng sẽ phải làm. Kế toán bán hàng không phải cái gì quá xa lạ với các bạn, đặc biệt là các bạn sinh viên đi làm thêm, làm bán thời gian ở các vị trí như thu ngân ở các cửa hàng, cửa tiệm nhỏ. Vị trí thu ngân này cũng thực hiện một số việc mà kế toán bán hàng phải làm, như các bạn nhận tiền của khách, viết hóa đơn, hết ngày tính tổng số doanh thu đạt được trong ngày, ghi vào sổ…
Công việc của kế toán bán hàng cũng có nhiều điểm tương tự, nhưng được chuyên môn hóa hơn. Ngoài ra, khi làm một kế toán bán hàng, bạn đang chuẩn bị cho mình những bước đệm quan trọng trong công việc, đặt nền tảng cho sự nghiệp phát triển sau này. Ở cương vị là một kế toán bán hàng, ngoài việc được tiếp xúc với mô hình kế toán đơn gairn, làm việc với các loại chứng từ cụ thể, còn giúp bạn làm quen với việc quản lý công nợ, lập và phân tích các loại báo cáo doanh thu, chi phí.. ở mức độ đơn giản.
Kế toán bán hàng phải làm những công việc gì?
Kế toán bán hàng chuyên quản lý, theo dõi sản lượng đầu ra của doanh nghiệp, đây là một công việc không kém phần quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Kết quả theo dõi của kế toán bán hàng cũng được sử dụng để đánh giá mức độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, so sánh với chỉ tiêu đã được đề ra.
Kế toán bán hàng là một bộ phận nhỏ của kế toán, nên kế toán bán hàng sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ của các nhân viên kế toán thông thường, như:
- Theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong năm hoạt động của doanh nghiệp ( các hoạt động như: nhập hàng, kiểm hàng, xuất hàng, trả tiền người bán, thu tiền người mua…)
- Phản ánh các hoạt động diễn ra của doanh nghiệp lên sổ sách ( như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu,…)
- Lập báo cáo vào cuối tháng, quý, năm kinh doanh.
- Cung cấp số liệu, tài liệu cho hoạt động phân tích kinh doanh của doanh nghiệp
Vị trí của kế toán bán hàng thường ở những cơ sở bán hàng của doanh nghiệp. Cụ thể, khi bạn đứng ở vai trò của một nhân viên kế toán bán hàng, bạn cần làm các công việc sau.
- Các công việc hàng ngày
Đây là những công việc, hoạt động mà yêu cầu kế toán viên phải thực hiện mỗi ngày. Bao gồm:
- Tư vấn cho khách hàng ( đối với các kế toán bán hàng ở cơ sở chi nhánh bán lẻ,… )
- Theo dõi các hoạt động xuất nhập hàng hóa của cơ sở, doanh nghiệp
- Kiểm tra các đơn hàng đến về số lượng, giá trị
- Lập hóa đơn cho khách hàng
- Đối chiếu hàng hóa đã bán ra với số lượng hàng hóa tồn trong kho
- Kiểm kê chi tiết các loại hàng hóa đã xuất ra trong ngày, các loại thuế phải nộp nếu có ( như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…. các loại thuế tính theo đầu sản phẩm tiêu thụ)
- Hỗ trợ kế toán trưởng theo chức năng của mình
- …
- Các công việc phải thực hiện hàng tháng
Các công việc này có tính chất làm một lần vào cuối tháng của doanh nghiệp. Bao gồm:
- Lập báo cáo kết toán sổ sách doanh thu theo tháng
- Tính toán phản ánh lại chính xác doanh thu, chi phí, thuế… đã phát sinh trong tháng
- Xác định giá mua thực tế, đồng thời phan bổ lại chi phí mua hàng từ đó tính hiệu quả thực sự của việc tiêu dùng hàng hóa, phản ánh độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp theo tháng
- So sánh mức độ tiêu thụ hàng hóa qua các tháng
- Quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp, căn cứ vào thời hạn tín dụng để hoạch định các khoản nợ chưa thu hồi, truy đòi những khoản nợ chưa được thanh toán.
- Các công việc phải thực hiện cuối mỗi kì kế toán
Đây là các công việc mà kế toán viên phải thực hiện cuối mỗi kỳ kế toán, sau 1 năm kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Tập hợp toàn bộ các khoản thu chi đã phát sinh trong kì
- Lập báo cáo đánh giá kết quả hoạt động bán hàng
- Lập báo cáo doanh thu, các khoản nợ chưa được thu hồi,….
- Kết chuyển, phân bổ các khoản chi phí phát sinh trong kì
- Cung cấp cho kế toán trưởng, ban giám đốc những đánh giá chính xác và khách quan nhất để điều chỉnh cách thức bán hàng, phương án án, trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng…
- Đề xuất các biện pháp thu hồi nợ, tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa, .. cho kế toán trưởng
- …
Những công việc của kế toán bán hàng phải làm không hề phức tạp, thậm trí là đơn giản, rất phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Tuy rằng đơn giản nhưn, công việc này vẫn đòi hỏi một số kỹ năng cơ bản để có thể đảm nhận công việc này.
Yêu cầu cơ bản của một kế toán bán hàng
Công việc của kế toán là tổng hợp, theo dõi các khoản thu chi phát sinh dựa trên hoạt động bán hàng của doanh nghiệp, dựa theo đó kế toán viên làm nhiệm vụ bán hàng ngoài có các kỹ năng chuyên môn của ngành kế toán như khả năng định khoản các nghiệp vụ, cân đối bảng kế toán,…còn phải thỏa mãn như yêu cầu sau:
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng tin học văn phòng như word ( lập báo cáo doanh thu, ..) excel ( theo dõi các tài khoản trên máy tính, tính doanh thu, chi phí, nợ..)
- Am hiểu rõ ràng về các loại chứng chỉ, hóa đơn để có thể làm căn cứ chính xác trong việc mua bán hàng hóa của doanh nghiệp, xuất hóa đơn cho người mua hàng
- Có hiểu biết về luật kinh tế, đặc biệt là các điều khoản luật thuế có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể đối với kế toán bán hàng sẽ thường tiếp xúc đến các khoản thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
- Kế toán bán hàng còn có nhiệm vụ tư vấn và chăm sóc khách hàng, nên những người ứng tuyển vào vị trí này cần nhanh nhẹn, trung thực có khả năng giao tiếp, quan hệ khách hàng tốt
- Biết phân tích, tổng hợp các loại báo cáo doanh thu. Đây là kỹ năng mà kế toán nào cũng cần nắm được, việc lập và phân tích báo cáo, đặc biệt là báo cáo doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp định hình được hướng đi chính xác trong điều kiện thị trường.
- Tuân thủ các chuẩn mực của kế toán.
Tuy là một công việc đơn giản, nhưng trong quá trình làm việc, các bạn vẫn sẽ mắc một số lỗi, có thể ảnh hưởng đến kết quả làm việc của các bạn, dưới đây tôi sẽ kể ra một số lỗi thường gặp để mọi người theo dõi và cẩn thận trong quá trình làm việc.
Một số lưu ý trong quá trình làm việc
- Thiếu tính cẩn trọng trong khi làm việc
Kế toán là một công việc đòi hỏi tính cẩn thận rất cao, bất kể bạn làm ở vị trí nào, vai trò ra sao nhưng bạn cần rất cẩn thận trong công việc của mình. Một kế toán viên có hành động sai phạm kéo theo rất nhiều hệ lụy dù cho hành động đó là do vô tình hay có chủ đích. Đối với kế toán bán hàng, trong khi xử lý số liệu, nhập sai dữ liệu đầu vào có thể khiến doanh thu của doanh nghiệp sai sót,…
Để khắc phục, các kế toán viên sau mỗi ngày làm việc phải thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu giữ số liệu lưu trong máy cùng số liệu ghi sổ, đối chiếu với nguồn hàng thực tế. Các hóa đơn chứng từ mua bán cần được bảo lưu và đối chiếu so sánh lại vào cuối ngày để tìm ra sai sót nếu có và khắc phục nó.
- Không có sự nhanh nhẹn, tinh ý trong công việc
Kế toán bán hàng còn là người giúp tư vấn khách hàng, lập hóa đơn, bảng giá gửi khách hàng. Là một kế toán bán hàng, các bạn cần có quan hệ công chúng tốt, khả năng giao tiếp tốt cùng với sự tinh ý cần thiết. Khi vào mùa tiêu thụ hàng hóa vượt trội của doanh nghiệp, cùng một lúc, các nhân viên kế toán sẽ phải xử lý rất nhiều đơn hàng cho các khách hàng khác nhau, các bạn vừa phải chú ý xử lý kịp thời cho khách hàng, vừa tạo điều kiện, ưu tiên cho các khách hàng VIP theo chế độ của công ty một cách hợp lý. Chỉ vì bạn cư xử không được thông minh, mà doanh nghiệp mất đi một khách hàng quan trọng, hoặc nhận được lời phàn nàn của khách hàng thì không tốt chút nào
- Quản lý cẩn thận các khoản tạm ứng nội bộ cùng công nợ
Đây là các khoản rất nguy hiểm tồn tại trong bản cân đối kế toán, nếu kế toán viên không theo dõi sát sao các khoản này sẽ rất đến tình trạng doanh nghiệp gặp phải nợ xấu, trả chậm lương cho công nhân viên,.. sẽ ảnh hưởng đến chu trình vốn của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ cũng như lưu ý đối với kế toán viên là luôn phải kiểm tra các khoản này để tránh làm doanh nghiệp tổn thất một khoản doanh thu nhất định, khiến doanh nghiệp gặp phải tình trạng doanh thu khống.
Trên đây là các công việc thực tế mà kế toán bán hàng phải làm cùng một số sai sót có thể gặp phải, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc tham khảo về công việc thú vị này.